90% người Việt chưa dùng chảo chống dính đúng cách

Những lỗi nhỏ khi dùng chảo chống dính sai cách sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong đó có nguy cơ về bệnh tim mạch rất cao. Bài viết chia sẻ các "TIP" dùng chảo chống dính đúng cách để bảo vệ sức khỏe cả gia đình

Không cọ sát kim loại vào lòng chảo; bỏ ít dầu, bơ khi chiên rán; nấu ở nhiệt độ trung bình... là những lưu ý giúp tăng tuổi thọ của chảo chống dính và bảo vệ sức khỏe.
Chảo chống dính là dụng cụ thiết yếu trong nhà bếp nhờ khả năng chịu nhiệt cao, ngăn thức ăn dính sát vào chảo, tiết kiệm dầu ăn và hạn chế tình trạng thức ăn ngấm dầu… Tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng dùng chảo đúng cách.


1. Không sử dụng các vật dụng kim loại tác động vào lòng chảo

Không sử dụng các vật dụng kim loại tác động trực tiếp vào lòng chảo

Tuyệt đối không dùng các vật dụng kim loại tác động trưc tiếp vào lòng chảo

Chuyên gia đồ gia dụng- Bà Mariette Mifflin cho biết: Không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.
Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống dính Teflon cũng cho hay, kim loại là kẻ thù của lớp chống dính. Ngay cả khi chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 - 3.2mm, phủ 2 hoặc 3 lớp chống dính cao cấp của Teflon (Teflon® Classic, Teflon® Select hoặc Teflon® Platinum Plus), thì kim loại vẫn có thể làm xước bề mặt chảo.


2. Không cho quá nhiều dầu khi chiên, rán

Khuyến cáo sử dụng dụng lượng dầu vừa phải khi sử dụng chảo chống dính

Khuyến cáo sử dụng dụng lượng dầu vừa phải khi sử dụng chảo chống dính

Chảo chống dính được thiết kế với khả năng vượt trội giúp giữ nguyên hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng cho món ăn. Với khả năng chông dính cao bạn thậm chí không cần thêm dầu, mỡ khi chiên rán.

Hơn nữa việc này còn giúp hạn chế nguy cơ bênh tim mạch, mau mỡ nếu bạn có thói quan ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ.  Việc cho quá nhiều dầu khi nấu cũng làm nhiệt độ chảo tăng ảnh hưởng đến tuổi thọ của lớp chống dính cũng như sức khỏe của bạn

3. Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình


Trên thị trường có khá nhiều loại chảo chống dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau. Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư. Vì vậy, nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang thịt cháy cạnh. Bạn cũng đừng để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn.
Chảo phủ Teflon không dính có thể chịu được nhiệt độ tới 260 độC, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) chứng nhận an toàn cho sức khỏe.
Chảo phủ Teflon không dính có thể chịu được nhiệt độ tới 260 độC, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) chứng nhận an toàn cho sức khỏe.
Hiện nay, chỉ có một số lớp chống dính được chứng nhận an toàn cho sức khỏe do các tổ chức uy tín cấp. Tuy nhiên, chị em vẫn nên nấu ăn ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình để đảm bảo tuổi thọ của chảo.

4. Tuyệt đối không rửa chảo chống dính khi vừa nấu xong

Vệ  sinh chảo ngay khi nấu sẽ làm bong lớp chống dính

Vệ sinh chảo khi còn nóng sẽ khiến lớp chống dính bong tróc, giảm tuổi thọ của chảo và ảnh hưởng tới sức khỏe


Chảo đang nóng mà bị đổ nước lạnh vào sẽ khiến nó dễ bị cong vênh. Ngoài ra, do đáy chảo chống dính thường gồm nhiều lớp, việc đổ nước lạnh vào lòng chảo dễ khiến các phân tử ở đáy chảo co giãn không đều - lớp chống dính tiếp xúc với nhiệt độ lạnh co lại, trong khi các lớp kim loại bên trên vẫn đang ở nhiệt độ nóng, phân tử vẫn đang giãn ra. Do sự co giãn không đều đó khiến lớp chống dính bong tróc, biến dạng, từ đó phân phối nhiệt không đồng đều, nấu ăn sẽ không ngon và có thể gây độc hại.

5. Loại bỏ chảo đã hỏng lớp chống dính

Chảo cần thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thường là 1-2 năm sử dụng, hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được bảo toàn.
Để chảo dùng bền, trước khi sử dụng lần đầu bạn có thể dùng mẹo sau: rửa chảo sạch, lau bề mặt lòng chảo với một ít dầu ăn. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của lớp chống dính.

Tags:

call-cholon